Home » Archives for tháng 12 2021
Tòa nhà thông minh sử dụng các thiết bị cảm biến, điều khiển, giám sát,… và các thiết bị này được kết nối đến trung tâm kiểm soát cũng như được kết nối với nhau một cách chặt chẽ để thực hiện các hành động, quy trình. Người sử dụng có thể chia sẻ các thông tin nhận được để tự động hóa các quy trình khác nhau như điều chỉnh hệ thống đèn, hệ thống điều hòa, lò sưởi, bảo mật,… nhằm tiết kiệm thời gian, năng lượng và chi phí vận hành cho tòa nhà.
Bằng cách kết nối các thiết bị công nghệ cao trong đó có hệ thống camera giám sát trong tòa nhà thông minh, đô thị thông minh không chỉ cung cấp các hình ảnh, video đơn thuần mà còn có thể đưa ra các dữ liệu phân tích dựa trên công nghệ AI hỗ trợ phân tích các chỉ số hoạt động đảm bảo an toàn, an ninh cho tòa nhà, đô thị đồng thời đưa ra các cảnh báo, thông báo nếu có bất thường cần sửa chữa hoặc bảo trì bảo dưỡng.
Một điểm đặc biệt, nhiều phần mềm điều khiển smart building có khả năng chia sẻ và tích hợp dữ liệu giữa các tòa nhà với nhau. Điều này giúp các tòa nhà có thể nâng cao hơn giá trị lợi ích, đồng thời, tạo nên một sự thống nhất cân bằng cho hệ sinh thái giữa các tòa nhà góp phần vào xây dựng đô thị thông minh.
Công nghệ đang là xu hướng tất yếu và quyết định sự phát triển lâu dài của ngành bất động sản trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Các cảm biến IoT, hệ thống phần mềm quản lý tòa nhà, trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo tăng cường, robot là một số các cơ chế và công nghệ có thể được sử dụng trong các tòa nhà để góp phần hình thành lên một tòa nhà thông mình.
Sự phát triển của Internet of thing (IoT) có thể giúp chúng ta tiếp cận được nguồn dữ liệu thông qua các cảm biến hay các máy giám sát trực tiếp. Các dữ liệu có thể được ghi lại và lưu trữ trên nền tảng đám mây và người quản lý truy cập chúng một cách thuận tiện mọi lúc mọi nơi hỗ trợ công tác quản lý hiệu quả nhất. Qua việc quản lý này Ban quản lý tòa nhà có thể chủ động hơn trong công tác vận hành, bảo trì cũng như dự báo và khắc phục trước những vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra. Hơn thế nữa, các dữ liệu này có thể được mở cho mọi cư dân sinh sống và làm việc trong tòa nhà, họ có thể truy cập và theo dõi lượng năng lượng tiêu thị của gia đình, văn phòng mình mọi lúc mọi nơi theo thời gian thực để có những điều chỉnh việc sử dụng cho phù hợp.
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo kết hợp bố trí các cảm biến và các thiết bị kiểm soát một cách thông minh có thể liên tục theo dõi và tự động điều chỉnh các thông số về nhiệt độ, độ ẩm, chất lượng không khí và ánh sáng, đảm bảo môi trường làm việc tối ưu, tăng sự thoải mái cho cư dân của tòa nhà. Các thiết bị cảm biến nhiệt độ có thể được thiết lập và kiểm soát nhiệt độ thích hợp tại từng khu vực theo từng yêu cầu cụ thể của người sử dụng. Một ví dụ nhỏ về khả năng tiết kiệm nguồn năng lượng, các thiết bị cảm biến ánh sáng có thể tự động điều chỉnh bật/tắt hệ thống đèn cho phù hợp với thời gian được cài đặt trước, theo mức độ sáng tối của môi trường hoặc khi phát hiện có người đi qua khu vực đó. Theo một nghiên cứu, so với các tòa nhà truyền thống, các tòa nhà thông minh có thể tiết kiệm đến 30% chi phí đầu tư và 70% chi phí vận hành hàng tháng.
Đưa công nghệ vào vận hành, phát triển tòa nhà thông minh, đô thị thông minh có thể đề cập đến một tiện ích được nhiều người quan tâm đó là khả năng kết nối thông tin cho cư dân, khách hàng trong tòa nhà, khu đô thị thông minh đó. So với cách quản lý truyền thống như ban quản lý tòa nhà phải đi đến từng hộ gia đình hoặc dán thông báo khi cần thông báo vấn đề nào đó tới cư dân, thì hiện tại các phần mềm quản lý tòa nhà bằng phần mềm công nghệ là một trong những giải pháp giúp kết nối cư dân tòa nhà với ban quản lý một cách dễ dàng và nhanh chóng. Các hệ thống quản lý tòa nhà có thể tích hợp thêm các tiện ích trong tòa nhà, khu đô thị một cách đơn giản như việc đặt trước các dịch vụ tiện ích sẵn có, thanh toán online nhanh chóng các dịch vụ sử dụng hay rà soát thông tin lịnh sử hoạt động, thanh toán của bản thân, gia đình.
Theo ước tính, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực bất động sản đã thu hút 10 tỷ USD trong năm 2016 và vào năm 2019 con số này đã lên tới 44 tỷ USD (2). Các công ty này phần lớn cung cấp các giải pháp công nghệ cho tòa nhà từ xây dựng hạ tầng đến cải tiến kỹ thuật nhằm mang đến những thiết kế đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý, giảm thiểu khí thải của tòa nhà, đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách thuê/mua cũng như tối đa lợi ích về kinh tế cho chủ đầu tư.
Trước thực trạng quá trình đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Liên Hợp quốc dự báo đến năm 2022, khoảng 56% dân số thế giới sẽ trở thành cư dân thành thị và đến năm 2050 con số này có thể tăng lên 68% (3). Do vậy các tòa nhà cao tầng có thể là một yếu tố then chốt trong giải quyết các vấn đề nơi ở, nơi làm việc tại các thành phố khi lượng người sinh sống tại đây lớn trong khi quỹ đất gần như không thay đổi. Cùng với sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản, sự lựa chọn nhà ở, văn phòng của khách hàng ngày càng đa dạng, chính vì thế, một tòa nhà thông minh, một đô thị thông minh sẽ có những lợi thế cạnh tranh lớn trong thị trường tiềm năng này.
Nhóm kỹ sư đến từ phòng thí nghiệm Berkeley phát triển lớp phủ mái nhà có thể khiến tòa nhà trở nên ấm hơn hoặc mát hơn tùy theo thời tiết.
Khi trời nóng, vật liệu phản xạ ánh sáng Mặt Trời và nhiệt độ. Tuy nhiên, tính năng làm mát thông qua phản xạ này tự động ngừng vào mùa đông. Nhờ đó, vật liệu mới giúp giảm mức năng lượng cần dùng để sưởi ấm và làm mát.
Hệ thống làm mát qua phản xạ hoạt động bằng cách hút bức xạ nhiệt ra khỏi tòa nhà và phát tán vào không trung. Do những bước sóng này có thể truyền qua khí quyển, nhiệt lượng sẽ tản vào không gian ngay lập tức. Các phiên bản khác sử dụng bề mặt phản xạ như sơn siêu trắng để phân tán ánh sáng Mặt Trời và nhiệt lượng, giúp tòa nhà mát hơn. Tuy những hệ thống như vậy hoạt động tốt trong việc làm mát nhà vào mùa hè, chúng cũng khiến ngôi nhà lạnh hơn vào mùa đông.
Tham khảo:>> https://s-tech.info/nha-thong-minh-smart-home-la-gi/
Mẫu vật lớp phủ TARC. Ảnh: Thor Swift/Phòng thí nghiệm Berkeley
Trong nghiên cứu mới công bố hôm 16/12 trên tạp chí Science, nhóm kỹ sư ở Phòng thí nghiệm Berkeley phát triển lớp phủ tự động chuyển sang giữ nhiệt khi nhiệt độ giảm. Họ gọi vật liệu này là lớp phủ phản xạ tùy chỉnh theo nhiệt độ (TARC). Chìa khóa của công nghệ này là hợp chất kỳ lạ mang tên vanadium dioxide (VO2). Năm 2017, nhóm nghiên cứu phát hiện đặc điểm khác thường của VO2. Khi đạt 67 độ C, vật liệu sẽ dẫn điện nhưng không truyền nhiệt, trái với quy luật vật lý đã biết.
Ý tưởng của nhóm nghiên cứu là khi thời tiết ấm lên, vật liệu sẽ hấp thụ và phản xạ ánh sáng. Nhưng khi thời tiết lạnh, vật liệu sẽ cho phép nhiệt truyền thẳng từ Mặt Trời tới tòa nhà. Các nhà nghiên cứu thử nghiệm với các tấm TARC mỏng cỡ hai centimet vuông, sau đó so sánh với mẫu vật liệu mái màu sẫm và trắng. Họ dùng thiết bị không dây để đo thay đổi ở ánh sáng trực tiếp và nhiệt độ.
TARC hoạt động tốt ngoài dự kiến. Theo kết quả đo, TARC phản xạ khoảng 75% ánh sáng Mặt Trời bất kể thời tiết, nhưng khi nhiệt độ xung quanh trên 30 độ C, vật liệu tản bớt 90% nhiệt lượng vào không trung. Nếu thời tiết lạnh dưới 15 độ C, TARC chỉ tản bớt khoảng 20% nhiệt lượng. Sử dụng dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu mô phỏng cách TARC hoạt động quanh năm ở 15 vùng khí hậu khác nhau trên khắp nước Mỹ và ước tính một hộ gia đình ở Mỹ có thể tiết kiệm trung bình khoảng 10% tiền điện nhờ sử dụng TARC.
Tham khảo:>> smart building là gì?
Nhóm nghiên cứu cho biết, TARC có thể điều chỉnh để dùng như vật liệu điều hòa nhiệt độ trên xe hơi, thiết bị điện tử, vệ tinh, thậm chí vải may lều hoặc quần áo. Tiếp theo, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thí nghiệm sử dụng nguyên mẫu TARC lớn hơn để kiểm tra tính thực tiễn khi dùng vật liệu làm lớp phủ mái nhà.
An Khang (Theo New Atlas)
Cảm biến phát hiện rò rỉ nước được sử dụng trong những căn hộ thông minh (Smarthome) hiện nay. Giúp nâng cao trải nghiệm cuộc sống và phòng ngừa các rủi ro và gửi cảnh báo nhanh chóng cho chủ nhà. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về mức độ cần thiết của thiết bị và phân vân có nên mua hay không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời hoàn chỉnh. Cùng tham khảo ngay!
Là thiết bị có thể giúp bạn ngăn chặn sự rò rỉ của đường ống nước trước khi sự cố xảy ra gây thiệt hại lớn cho căn nhà. Ngay khi có những dấu hiệu dẫn đến rò rỉ nước, hệ thống nhận diện và gửi thông báo tức thời đến thiết bị thông minh như điện thoại hoặc máy tính bảng kết nối trước đó để cảnh báo.
Dưới đây là bảng chi tiết cấu tạo cả cảm biến phát hiện rò rỉ nước bạn có thể tham khảo:
Thành phần | Packing list | Số lượng |
Máy cảnh báo nước tràn không dây | Wireless water detector | 1 |
Đầu dò | Probe | 1 |
Keo dán 3M | 3M glue | 1 |
Ống nở | Swell pipe | 2 |
Ốc vít | Screw | 2 |
Đây là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho việc nhận biết những rủi ro liên quan đến rò rỉ nước trong gia đình, công trình kinh doanh. Với công nghệ cảm biến tối tân, nó giúp bảo vệ nơi sống và làm việc của người hiện đại tốt hơn.
Thông số kỹ thuật của sản phẩm cụ thể trong bảng sau:
Loại thiết bị không dây | Zigbee |
Tần số | 2.4 GHz |
Công suất phát sóng | ≤ 10dBm |
Khoảng cách | 80m (không gian mở) |
Cảnh báo điện áp thấp | 2.8V ± 0.1V |
Điện áp hoạt động | 3V (pin CR2450) |
Dòng tiêu thụ ở chế độ chờ | ≤10µA |
Dòng tiêu thụ ở chế độ hoạt động | ≤30mA |
Nhiệt độ hoạt động | -20°C ~ +70°C |
Kiểu gắn | Gắn tường |
Kiểu cảm biến | Đầu dò |
Tuổi thọ pin | 1 năm |
Kích thước | 72.9x52x21.8mm |
Chức năng thiết bị: Thiết bị cảm biến phát hiện rò rỉ nước được thiết kế không dây áp dụng công nghệ MCU 16 bit RF có thể giải quyết vấn đề nhiễu loạn tín hiệu.
Được xây dựng với mức tiêu thụ năng lượng thấp, cảnh báo khi pin yếu, chống báo động giả và giám sát định kỳ, thiết bị này có thể sử dụng để tăng hiệu quả an ninh cho các khu vực như nhà kho và nhà ở.Hình dáng chức năng
Để lắp đặt thiết bị cảm biến này, bạn cần tuân thủ theo các bước chính sau:
Bước 1: Đặt đầu dò tại vị trí bạn muốn thăm dò
Bước 2: Đặt thiết bị cảnh báo tại vị trí bạn muốn giám sát. Cố định đinh vít lên tường.
Bước 3: Tháo dải cách điện của pin
Bước 4: Gắn đầu dò với cảm biến
Dành cho những ai lần đầu sử dụng cảm biến phát hiện rò rỉ nước, dưới đây là cách dùng chi tiết:
Như vậy, trên đây là toàn bộ kiến thức liên quan đến thiết bị cảm biến phát hiện rò rỉ nước chúng tôi giới thiệu đến bạn.
Tại các thành phố lớn, mô hình nhà ở thông minh đang trở nên phổ biến và dần trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định mua nhà của nhiều gia đình trẻ.
Mô hình này đã nhanh chóng xuất hiện tại Cần Thơ với dòng sản phẩm khu đô thị thông minh do LDG Investment đầu tư phát triển.
Nhà ở của thời đại mới
Với sự bùng nổ của thời đại công nghệ, tiêu chuẩn chọn lựa nhà ở của nhiều gia đình trẻ không chỉ dựa trên thiết kế, tiện nghi, tính thẩm mỹ… mà còn có thêm tính năng “smart” – thông minh. Lý giải cho xu hướng này chính là sự phát triển nhanh của cuộc cách mạng 4.0.
Bên cạnh đó, thế hệ Millennials (những người sinh thập niên 80, 90) có sự hiểu biết về công nghệ đã góp phần thúc đẩy dòng sản phẩm nhà ở thông minh phát triển.
“Smart-home” hay nhà thông minh là một khái niệm mang tính thời đại, ra đời dựa trên sự kết hợp giữa nhà ở truyền thống và tính năng tự động hóa. Nhà thông minh hướng đến một cuộc sống chất lượng nơi mà chỉ bằng giọng nói hoặc một cái “chạm tay” đã giúp cuộc sống tiện nghi một cách dễ dàng.
Tham khảo:>> https://s-tech.info/nha-thong-minh-smart-home-la-gi/
Nhà phố tại dự án Khu đô thị thông minh Thành Đô áp dụng công nghệ 4.0.
Trong đó, chúng ta có thể điều khiển mọi thiết bị như: kéo rèm cửa tự động, bật tắt hệ thống chiếu sáng, giám sát an ninh… thông qua điện thoại hoặc máy tính bảng kết nối Internet.
Xu hướng nhà ở thông minh gia tăng đã góp phần thúc đẩy các dự án BĐS thông minh phát triển. Các chuyên gia nhận định, những dự án BĐS gắn với tính năng “smart” đang tạo nên một bức tranh thị trường với nhiều mảng màu mới. Hầu hết các dự án có yếu tố thông minh được giới thiệu ra thị trường đều có sức hấp thụ cao.
Hiện nay, các khu đô thị thông minh có sức thanh khoản cao gấp 2 lần so với các dự án thông thường. Đặc biệt, những dự án có quy hoạch bài bản, đảm bảo hiện thực hóa vẻ đẹp và sức sống đô thị luôn được ưa chuộng và có tiềm năng tăng giá bền vững.
Tiên phong tại thị trường Cần Thơ
Là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa, thương mại và du lịch của cả vùng ĐBSCL, TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng phát triển BĐS. Trong vòng vài năm trở lại đây, quy mô, diện tích cũng như chất lượng nhà ở trở nên đa dạng hơn đã phần nào phản ánh mức sống và nhu cầu ngày càng gia tăng của người dân Cần Thơ.
Không gian sống lý tưởng tại khu đô thị thông minh Thành Đô.
Tại Cần Thơ, lần đầu tiên xuất hiện Khu đô thị thông minh Thành Đô được phát triển bởi LDG Investment – một đơn vị tiên phong kiến tạo các dòng sản phẩm nhà ở thông minh công nghệ 4.0 tại Việt Nam.
Tọa lạc giữa lòng trung tâm hành chính quận Ô Môn, KĐT thông minh Thành Đô được hưởng lợi từ hệ thống tiện ích ngoại khu đa dạng như công viên Châu Văn Liêm, chợ Ô Môn, bệnh viện đa khoa, sân bay quốc tế, trường học các cấp… và dễ dàng tiếp cận trung tâm TP. Cần Thơ, TP. Long Xuyên.
Với thiết kế nhà thông minh, chủ nhân của Thành Đô có được đặc quyền tận hưởng chuẩn sống 4.0 áp dụng công nghệ hiện đại thông qua điện thoại như: điều khiển thiết bị ánh sáng tự động, sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, tận hưởng nguồn nước sạch uống trực tiếp tại vòi... Tất cả được vận hành ở chế độ tối ưu, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và không hề xảy ra sai sót.
KĐT thông minh Thành Đô có quy mô 188 căn nhà thiết kế theo phong cách Châu Âu. Với quy hoạch theo hướng khu “compound” chất lượng cao cấp, dự án sở hữu mô hình đô thị biệt lập với an ninh 24/7 và hệ thống camera giám sát tự động. Cư dân còn được tận hưởng tiện ích công viên giàu mảng xanh, rộng 2.000 m2 , vừa được khởi công xây dựng gần đây.
Tham khảo:>> Những lợi ích nổi bật khi sử dụng căn hộ thông minh
Nhà phố hiện đại tại KĐT thông minh Thành Đô.
Sở hữu mức giá hợp lý cho một sản phẩm đa tiện ích, KĐT thông minh Thành Đô đã nhanh chóng tạo nên “cơn sốt” trên thị trường. Ngoài ra, dự án còn chiếm được thiện cảm của nhiều gia đình trẻ nhờ tốc độ hạ tầng hoàn thiện và các chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng giao dịch như: tặng gói điện mặt trời, gói nhà thông minh, bộ thiết bị lọc nước sạch tại vòi, gói miễn phí quản lý trong 5 năm đầu, bên cạnh các chính sách tặng sổ tiết kiệm trị giá 100 triệu, chính sách dành cho khách hàng thân thiết, khách hàng mua sỉ, hỗ trợ lãi suất vay vốn…
Thành Đô đang là tâm điểm đầu tư trên thị trường, góp phần nâng tầm chuẩn mực sống mới và thay đổi diện mạo địa phương nhờ mô hình khu đô thị thông minh. Đây sẽ là xu hướng dẫn dắt thị trường tại Cần Thơ nói riêng và khu vực Tây Nam Bộ nói chung.
Hệ thống quản lý tòa nhà thông minh được thiết kế, ứng dụng để giúp giảm thiểu tối đa nguồn nhân sự. Cùng với đó chính là việc có thể tự động vận hành, cảnh báo trước các sự cố và có thể giúp bảo vệ được tòa nhà và cập nhật thông tin trong hệ thống. Nhờ đó người quản lý, điều hành có thể nắm rõ tình hình hoạt động của tòa nhà hiệu quả.
Thông thường hệ thống quản lý tòa nhà thông minh sẽ được tích hợp nhiều những hệ thống khác nhau sau đây:
Nếu không có hệ thống tích hợp khi quản lý tòa nhà thông minh, chắc chắn sẽ cần tới đội ngũ nhân sự nhiều người. Tuy nhiên với hệ thống này, số lượng nhân sự tham gia vào ban quản lý sẽ giảm thiểu tối đa nhất.
Thông thường cơ chế hoạt động của hệ thống quản lý tòa nhà thông minh sẽ như sau:
Nhờ cơ chế hoạt động thông minh mà đương nhiên hệ thống này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho chủ đầu tư cùng đội ngũ nhân sự. Vậy những lợi ích đó là gì?
Về cơ bản khi xét qua các hệ thống cùng cơ chế của việc quản lý tòa nhà thông minh Housecare Việt Nam đã chia sẻ trên đây, chúng ta có thể phần nào hiểu được về hệ thống quản lý tòa nhà này có lợi ích tuyệt vời. Cụ thể hơn để bạn nắm rõ, có thể xem những lợi ích dưới đây nhé.
Qua những chia sẻ đó, bạn có thể thấy với hệ thống quản lý tòa nhà thông minh, phát minh này thực sự đã mang lại những tiện ích đáng kể để giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu rủi ro. Giải quyết được các vấn đề mà phương pháp quản lý tòa nhà thủ công còn tồn đọng.
Công nghệ 4.0 hay Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 là một trong những từ khóa “hot” nhất trong những năm gần đây. Giống như nhiều lĩnh vực khác, Công nghệ 4.0 đang len lỏi vào lĩnh vực bất động sản, đã hình thành lên một khái niệm mới là Ngôi nhà thông minh (Smart Home). Quy mô thị trường này đang lớn dần, ước tính lên đến hàng trăm tỉ USD trong những năm tới.
Tại Việt Nam, ngôi nhà thông minh smarthome không còn là một khái niệm xa lạ. Nhiều chủ đầu tư đang đẩy mạnh việc phát triển nhà thông minh để tạo lợi thế cạnh tranh cho dự án của mình. Với nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ, việc sống trong những ngôi nhà thông minh, tiện nghi hiện đại là một nhu cầu không thể thiếu. Vì những lý do đó, việc phát triển các ngôi nhà thông mình đang là một xu hướng mạnh mẽ.
Về nhà lúc 7 giờ tối sau một ngày dài làm việc, anh Tuấn (TP.HCM) không cảm thấy mệt mỏi, thay vào đó là cảm giác hào hứng khi trở về nhà. Hơn tháng nay, gia đình anh được tận hưởng cảm giác thoải mái, tiện nghi tại căn hộ gần 80m2 của mình sau khi lắp đặt hệ thống nhà thông minh.
Căn nhà chào đón anh với bầu không khí mát dịu, đèn điện bật sáng, máy nước nóng bật sẵn,… Thay vì phải lần từng công tắc để bật các thiết bị điện trong nhà, anh Tuấn chỉ cần mở điện thoại lên “quẹt”, thậm chí là điều khiển bằng giọng nói. Ngôi nhà thông minh cho phép anh mở cửa cho người thân, bạn bè đến chơi ngay cả khi anh không ở nhà.
Hiện nay, việc thiết kế, lắp đặt một ngôi nhà thông minh đã dễ dàng hơn. Những tiện ích mà ngôi nhà thông minh mang lại đang trở thành một phần không thể thiếu trong nhiều hộ gia đình. Những ngôi nhà thông minh không chỉ đáp ứng yêu cầu về sự tiện nghi và còn mang đến cho gia chủ sự an toàn.
Tham khảo:>> nhà thông minh zigbee là gì
Theo định nghĩa của Chính phủ Anh, nhà thông minh (Smart Home) là ngôi nhà được tích hợp mạng truyền thông kết nối các thiết bị và dịch vụ điện gia dụng, cho phép gia chủ điều khiển, giám sát hoặc truy cập chúng từ xa.
Tuy nhiên, hiện nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa khái niệm nhà thông minh và nhà tự động (Home Automation). Nhà tự động đơn thuần chỉ là các thiết bị hoạt động theo các kịch bản và lịch trình đã được cài đặt sẵn. Các hoạt động này không thể tùy biến theo các ngữ cảnh thực tế bởi trí tuệ nhân tạo như ngôi nhà thông minh.
Ngôi nhà thông minh được xây dựng trên nền tảng khái niệm Internet vạn vật (IoT). Các thiết bị trong nhà có thể trao đổi thông tin với nhau, tùy biến theo nhu cầu, thói quen của người dùng, điều chỉnh các chức năng phù hợp với các thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Hệ thống nhà thông minh, không chỉ điều khiển theo kịch bản mà còn có thể thiết kế các kịch bản ngữ cảnh thông minh dựa vào thói quen, thời điểm và mệnh lệnh trước đó của chủ nhà.
Chẳng hạn, hệ thống điều khiển ngôi nhà sẽ ghi nhận lịch trình buổi sáng của bạn sau khi thức dậy là bạn sẽ tập thể dục, tắm, làm bữa sáng rồi đi làm. Hệ thống nhà thông minh sẽ học thói quen này của bạn, thực hiện điều khiển các thiết bị trong nhà tương ứng với lịch trình đó.
Hệ thống sẽ gợi ý hoặc hỗ trợ bạn bật tất cả các thiết bị cần thiết theo lịch trình thói quen của bạn. Như vậy, chỉ cần một thao tác bấm nút là máy tập thể dục bật, rèm cửa kéo lên, quạt thông gió hoạt động, bình nóng lạnh bật,…
Tương tự, nếu bạn có thói quen xem phim vào buổi tối, sau vài lần kích hoạt thì hệ thống sẽ đưa biểu tượng của kịch bản này vào vị trí đầu tiên trong bảng điều khiển trên điện thoại để bạn lựa chọn.
Bạn sẽ không cần phải mò mẫm tìm kiếm lệnh điều khiển mong muốn để đưa vào các ngữ cảnh tương ứng nữa, những thao tác này đã được Smart Home “học” và tự động áp dụng theo thói quen của bạn.
Không chỉ được thiết kế theo thói quen sinh hoạt, hệ thống nhà thông minh còn được cài đặt phù hợp với tâm lý của từng gia chủ. Khi đi vắng, căn nhà bạn vào buổi tối có thể bật tắt đèn các phòng như có người ở nhà.
Ngày nay, đa phần ngôi nhà thông minh đều tích hợp các hệ thống cơ bản như hệ thống điều khiển ánh sáng, hệ thống an ninh, hệ thống điều khiển rèm, hệ thống kiểm soát môi trường, điều khiển âm thanh và thiết bị giải trí…
Việc điều khiển các hệ thống này thông qua một phần mềm cài đặt trên điện thoại hoặc máy tính. Bạn có thể điều khiển nó từ bất kỳ đâu. Khi ở nhà bạn có thể điều khiển các thiết bị này bằng giọng nói.
Lợi ích nổi bật của hệ thống nhà thông minh là tạo sự an tâm cho chủ nhà và những tiện nghi vượt trội mà nó mang lại so với các thiết bị truyền thống. Bạn có thể an tâm khi đi ra khỏi nhà mà quên đóng cửa, tắt bếp, tắt nước…
Bạn có thể kiểm tra tất cả trạng thái ngôi nhà của mình từ xa và chỉ với một cú chạm, chuyển tất cả thiết bị trong nhà sang trạng thái mình mong muốn. Không chỉ có vậy, nhà thông minh còn giúp bạn tiết kiệm được điện năng tiêu thụ cho ngôi nhà. Hệ thống điện chỉ bật lên khi bạn có mặt và tự động tắt đi khi bạn không có trong ngôi nhà. Hệ thống điều hòa, lọc không khí, hút ẩm hay sưởi ấm sẽ hoạt động ở mức tối ưu theo thói quen và nhu cầu từng thời điểm của bạn.
Tham khảo:>> https://buildingcare.biz/kham-pha-4-loai-cam-bien-thong-minh-tot-nhat/
Tham khảo:>> https://s-tech.info/thanh-pho-thong-minh-smart-city-la-gi/
Đặc biệt một lợi ích to lớn của ngôi nhà thông minh là hệ thống an ninh ngôi nhà giúp bạn hoàn toàn yên tâm. Các thiết bị cảm biến giúp phát hiện cháy, rò rỉ điện, nước tràn… Khi có người lạ đột nhập, hệ thống cảm biến, camera thông minh sẽ ghi nhận và báo cho bạn ngay lập tức.
Theo quan điểm của luật sư Phạm Minh Đức trong bài viết “Một số vấn đề pháp lý về việc thực thi quyền của chủ sở hữu trong nhà chung cư”: Luật Nhà ở năm 2014 đã thay đổi cơ bản cơ chế pháp lý của Ban quản trị nhà chung cư. Theo đó, Ban quản trị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Luật Nhà ở năm 2014 cũng thiết kế hoạt động của Ban quản trị giống như một công ty. Tuy nhiên, Ban quản trị giống như Hội đồng quản trị của công ty thực hiện các trách nhiệm và ra các quyết định nhân danh và vì lợi ích của các cư dân. Trong trường hợp này, các cư dân rất cần có Ban kiểm soát tồn tại độc lập với Ban quản trị để có thể kiểm tra, giám sát để đảm bảo hoạt động của Ban quản trị là phù hợp với quy định pháp luật, quy chế và vì lợi ích của các cư dân. Nếu nhìn nhận các cư dân giống như cổ đông trong các công ty, thì việc áp dụng một mô hình tương tự như quản trị doanh nghiệp là hoàn toàn phù hợp và tân tiến cho mô hình tổ chức hoạt động của Hội nghị nhà chung cư – Ban quản trị – Ban kiểm soát.
Từ các nghiên cứu, phân tích trên, luật sư Đức đã đưa ra kiến nghị: cần bổ sung mô hình Ban kiểm soát để kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động, thực thi của Ban quản trị.
Có nên thành lập Ban kiểm soát ở các tòa nhà chung cư?
Tuy nhiên cho đến nay, Luật Nhà ở năm 2014, các văn bản dưới luật và Thông tư 02 năm 2016 của Bộ Xây dựng ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư (sau đó là Thông tư 28 bổ sung, sửa đổi một số điều khoản của Tông tư 02…) không có điều khoản nào quy định thành lập Ban kiểm soát chung cư. Chỉ có tại Điều 15, Thông tư 02 quy định: “Trong trường hợp cần thiết, hội nghị nhà chung cư quyết định lập tổ kiểm tra hoặc thuê đơn vị có chuyên môn để kiểm tra sổ sách và việc thu, chi tài chính của Ban quản trị nhà chung cư; trường hợp thuê đơn vị chuyên môn thì các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư phải đóng góp kinh phí để thanh toán chi phí cho đơn vị này theo thỏa thuận”.
Như vậy, việc thành lập Ban kiểm soát ở chung cư, theo quy định là không bắt buộc. Nhưng trên thực tế, một số chung cư đã vận dụng linh hoạt, tổ chức Ban kiểm soát, việc bầu chọn được thực hiện ngay tại Hội nghị chung cư để đại diện cho toàn thể cư dân kiểm tra, giám sát hoạt động của BQT. Và mô hình này cũng phát huy một số hiệu quả nhất định. Như cư dân khu chung cư Hoàng Anh Gold House (HAGH) ở xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh, chung cư TSQ Mỗ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội…; một số nơi được hình thành dưới các tên gọi: Tổ kiểm tra, Tổ giám sát, có nơi còn được cư dân gắn cho cái tên “Ban quản trị mở rộng”… (tuy nhiên các tổ chức này thường được cư dân tự lập ra chứ chưa được Hội nghị nhà chung cư chính thức thông qua). Như vậy trên thực tế mô hình trên đã phát huy hiệu quả và được nhìn nhận đây là mô hình cần được nhân rộng.
Vậy mô hình Ban kiểm soát ở các chung cư nên tổ chức như thế nào? Ở đây xin đưa ra một số nét chủ yếu được tổng kết từ lý thuyết về kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và thực tiễn chung cư như sau:
1. Mục tiêu:
– Xác lập/ hỗ trợ thiết lập công cụ quản lý nghiệp vụ đối với tất cả các hoạt động của từng cá nhân, tập thể Ban quản trị (BQT).
– Là hướng dẫn, là căn cứ làm cơ sở cho việc xây dựng các tài liệu phục vụ công tác quản lý vận hành chung cư của BQT.
– Xây dưng các công cụ để làm căn cứ để tiến hành các thủ tục kiểm soát nội bộ, căn cứ đánh giá tính tuân thủ, trung thực, đúng đắn trong công tác quản lý điều hành các hoạt động của BQT.
2. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh:
– Được áp dụng đối với tất cả các đối tượng là cá nhân, tập thể BQT.
– Được áp dụng thống nhất theo tiêu chí linh động và phù hợp với đặc thù quản lý điều hành của BQT.
3. Quá trình tác nghiệp:
3.1. Nội dung của công việc:
– Kiểm tra, đánh giá các thông tin kinh tế, tài chính và phi tài chính đã và đang cũng như sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động của chung cư.
– Xác nhận và báo cáo về chất lượng và độ tin cậy của thông tin quản trị, thông tin tài chính do các cá nhân, tập thể BQT báo cáo cho Hội nghị nhà chung cư.
– Xác nhận việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ nghị quyết của Hội nghị nhà chung cư mà đã và đang thực hiện trong quá trình điều hành hoạt động quản lý vận hành của chung cư.
– Kiến nghị giải pháp quản lý rủi ro tiềm tàng vốn có và có thể xảy ra trong tương lai đối với hoạt động của chung cư.
– Kiến nghị giải pháp ngăn ngừa các sai phạm đã và đang xảy ra hoặc có thể sẽ xảy ra.
– Khuyến nghị/ giám sát thực hiện các giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục sai phạm, rủi ro trong BQT, mỗi quyết định trong toàn bộ quá trình hoạt động của chung cư.
3.2. Phương pháp thực hiện công cuộc:
– Tổ chức xây dựng, kiểm tra, đánh giá độ tin cậy, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống các tài liệu quản trị, hệ thống quy trình tác nghiệp thực hiện công tác điều hành, tiến hành hoạt động quản lý vận hành của chung cư.
– Tiếp nhận, thẩm định tính xác thực, độ tin cậy của các thông tin trong công tác quản lý điều hành hoạt động vận hành chung cư.
– Giám sát tính tuân thủ luật pháp và các quy định nội bộ.
– Xem xét, quản lý các sai phạm, rủi ro, đề ra biện pháp đảm bảo an toàn tài sản và nguồn tiền quỹ.
– Kiến nghị giải pháp khắc phục sai phạm, rủi ro.
3.3. Quyền hạn:
– Quyền chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình.
– Quyền yêu cầu cung cấp đầy đủ, kịp thời toàn bộ các thông tin cần thiết có liên qian đến nội dung kiểm soát nội bộ.
– Quyền tiếp cận, xem xét tất cả các hoạt động quản lý điều hành của BQT.
– Quyền tiếp cận, phỏng vấn các cá nhân, tổ chức, đơn vị thành viên có liên quan đến nội dung kiểm soát.
– Quyền tham dự/ yêu cầu cung cấp tất cả các thông tin từ các cuộc họp của BQT.
– Quyền yêu cầu và giám sát các hoạt động khắc phục, hoàn thiện đối với các vấn đề mà kiểm soát nội bộ đã ghi nhận và có khuyến nghị.
– Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, không bị chi phối hoặc can thiệp khi thực hiện công việc.
– Từ chối thực hiện các công việc không thuộc phạm vi nghiệp vụ kiểm soát nội bộ.
3.4. Trách nhiệm:
– Bảo mật tài liệu, thông tin kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của chung cư.
– Chịu trách nhiệm trước Hội nghị nhà chung cư và cư dân về những đánh giá, kết luận, kiến nghị đề xuất trong báo cáo kiểm soát nội bộ.
3.5. Nguyên tắc hoạt động:
– Độc lập về tổ chức với các đơn vị, các bộ phận điều hành.
– Độc lập về hoạt động với các hoạt động quản lý điều hành, với các nghiêp vụ được kiểm soát.
– Độc lập về đánh giá và trình bày ý kiến trong báo cáo kiểm soát.
– Khách quan, trung thực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ .
– Chuyên trách và không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác trong bộ máy điều hành..
3.6. Nguyên tắc lưu trữ báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm soát nội bộ :
– Hồ sơ kiểm soát bao gồm các báo cáo, hồ sơ, tài liệu được lưu giữ theo từng đối tượng được kiểm soát.
– Các báo cáo, hồ sơ, tài liệu kiểm soát nội bộ phải được lưu giữ tại bộ phận Kiểm soát nội bộ ít nhất 05 (năm) năm.
– Phải được ghi chép thành văn bản, dữ liệu điện tử lưu giữ theo trình tự thời gian.
3.7. Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm soát nội bộ:
– Thực hiện hậu kiểm tra, đánh giá thời gian, kết quả theo những kiến nghị của Kiểm soát nội bộ.
3.8. Giám sát, quản lý chất lượng công tác kiểm soát: Trưởng ban Kiểm soát phải thực hiện
– Phân công, chỉ đạo, điều hành công việc của các thành viên Ban kiểm soát.
– Giám sát tiến độ thực hiện công tác kiểm soát;
– Xử lý các vấn đề phát sinh và rà soát các công việc trong quá trình kiểm soát
– Tuân thủ theo kế hoạch công việc và đạt được chất lượng theo yêu cầu của kế hoạch kiểm soát.
4.Thành viên Ban kiểm soát:
Tùy theo từng chung cư, trưởng ban nên là người có nghiệp vụ kế toán/kiểm toán, được giới thiệu và bầu tại Hội nghị nhà chung cư (Luật doanh nghiệp quy định Ban kiểm soát có từ 3-5 và trưởng ban phải là kế toán/kiểm toán).
5.Nhiệm kỳ: thường bằng nhiệm kỳ BQT
6.Kinh phí hoạt động: trích từ kinh phí quản lý vận hành, còn đối với cá nhân có thể tự nguyện không nhận thù lao, hoặc có phụ cấp như BQT.
Cụ thể các bạn quan tâm có thể liên hệ với người viết để được chia sẻ tài liệu về Ban kiểm soát của một số chung cư.
Tuy vậy, ngoài một số ý kiến ủng hộ, còn có ý kiến chưa đồng tình, cho rằng việc thành lập Ban kiểm soát là không cần thiết, do chung cư đã có BQT, quy định về BQT ngày càng chặt chẽ hơn… Thành lập Ban kiểm soát có thể gây chồng chéo, cản trở hoạt động của BQT, ảnh hưởng đến công tác quản lý vận hành của chung cư… Theo nhìn nhận của người viết, nên chăng mô hình này chỉ áp dụng ở các chung cư/cụm chung cư có số cư dân đông/có nguồn thu lớn từ quản lý vận hành và các giá trị gia tăng khác từ tòa nhà?
Vậy nếu không lập, có cách nào không phải lập Ban kiểm soát mà vẫn thực hiện được kiểm soát nội bộ. Đối với pháp luật, không phải doanh nghiệp nào cũng quy định phải lập Ban kiểm soát. Khi không có Ban kiểm soát, việc đó sẽ giao cho một thành viên BQT đảm nhiệm, hoặc khi cần thiết/theo định kỳ lập tổ kiểm tra, thuê kiểm toán… Đó chính là vận dụng mô hình quản trị đơn cấp kiểu Mỹ và nhị cấp kiểu Đức, chức năng giám sát được giao cho thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
Tham khảo:>> phần mềm quản lý tòa nhà
Tham khảo:>> Chức năng, nhiệm vụ của ban quản lý tòa nhà chung cư.
Như vậy, có thể nói tùy theo tình hình thực tiễn tại mỗi chung cư có thể vận dụng cho phù hợp, không nên máy móc áp dụng.
Support Online
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Địa ốc Đất Xanh Miền Bắc Địa chỉ: Tầng 18, Center Building, 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, HN Hotline: 0948.36.9191 Website: https://buildingcare.biz Mail: bdc@crm.dxmb.vn