Hiện nay chúng ta chứng kiến sự ra đời của một loạt các thiết bị thông minh đến từ nhiều ông lớn trong ngành công nghệ. Ví dụ như Apple Homekit, Amazon Echo, Amazon Echo Dot, Google Home,… Mỗi loại thiết bị đều có những tính năng, ưu nhược điểm riêng. Bài viết này sẽ cho bạn một cái nhìn khái quát nhất về thiết bị loa thông minh đang được rất nhiều người quan tâm, đó là Google Home.
1. Google Home là gì?
Google Home là một dòng loa thông minh được phát triển bởi Google, hoạt động dưới hệ điều hành Chromecast. Đây là dòng loa cho phép sử dụng Google Assistant để người dùng tương tác với các dịch vụ. Người dùng có thể nghe nhạc, điều khiển hoàn bằng giọng nói. Vào tháng 11 năm 2016, thiết bị Google Home đầu tiên được phát hành; sau đó phát hành trên toàn cầu từ 2017-2019.
Google Home - loa thông minh cho mọi nhà
2. Các phiên bản Google Home
Google Home là một nhóm các sản phẩm, gồm 3 phiên bản và router Google Hub được tích hợp Google Home.
Google Home phiên bản tiêu chuẩn có đường kính 98mm và chiều cao 142,8mm. Loa có 4 chấm màu ở mặt trên, được xếp theo hình vuông, có thể thay đổi theo chế độ loa. Phần trên đầu loa cũng được tích hợp Micro.
Google Home phiên bản tiêu chuẩn
Google Home Mini là phiên bản loa nhỏ hơn, có hình dạng viên sỏi. Cũng như phiên bản tiêu chuẩn, phiên bản này cũng có 4 chấm màu để hiển thị trạng thái nhưng được xếp theo một hàng ngang. Phiên bản này chỉ có đường kính là 98mm, và chỉ cao 42mm. Phiên bản loa Google Home Mini có các chức năng WiFi và Bluetooth tương tự như bản tiêu chuẩn, nhưng với mức giá rẻ hơn.
Google Home phiên bản mini
Google Home Max là phiên bản có kích thước khá lớn với chiều cao 190mm, chiều dài loa 154,4mm. Phiên bản này có thiết kế tinh xảo hơn hai phiên bản trước, cung cấp âm thanh có chất lượng tốt hơn. Ngoài ra nó cũng có các chức năng wifi và bluetooth giống như hai phiên bản Google home ở trên.
Google Home Max
3. Công dụng của Google Home
Bạn có thể điều khiển các thiết bị thông minh trong nhà thông qua Google Home. Trên thực tế, các kết nối này được kiểm soát thông qua ứng dụng Google Home và là một phần chức năng của Google Assistant. Google home có thể giao tiếp với các thiết bị khác thông qua kết nối Bluetooth. Bạn cũng có thể lấy nhạc từ các dịch vụ trực tuyến như Youtube, Spotify.
4. Google Home hoạt động như thế nào?
Loa Google Home có thể hoạt động trong toàn bộ thời gian khi chúng được cấp nguồn. Tuy nhiên, để đánh thức những chiếc loa này khi chúng đang ở chế độ ngủ, bạn cần nói “OK, Google”. Khi đó, loa sẽ phản hồi lại bằng giọng nói và âm nhạc được bạn yêu cầu. Để loa có thể thực hiện đầy đủ chức năng, nó cần được kết nối với internet.
Để có thể giao tiếp với Google Home, bạn cần phải cài đặt ứng dụng Google Home trên điện thoại, vì chúng không có bảng điều khiển lệnh như một số thiết bị khác. Ứng dụng sẽ phát hiện sự có mặt của loa và giúp bạn kết nối với router WiFi. Ứng dụng có thể tải xuống miễn phí từ App Store với các thiết bị Android, từ Apple Store cho hệ điều hành iOS.
5. Ưu và nhược điểm của Google Home
Ưu điểm:
Bạn có thể sử dụng ứng dụng Google Home trên điện thoại để điều khiển các tiện ích thông minh trong nhà thông qua Google Assistant. Bạn có thể sử dụng giọng nói để ra lệnh cho Google và truyền âm thanh cho bất kì thiết bị thông minh nào thông qua Chromecast hoặc Bluetooth. Sự tiện lợi của Google Home mang lại không chỉ là một thiết bị loa thông minh, mà như là một nền tảng tự động hóa cho ngôi nhà của bạn.
Nhược điểm:
Google Home có mức giá khá đắt so với nhiều loại loa thông minh trên thị trường. Chính vì mang thương hiệu Google nên mức giá có thể bị đẩy lên, và giá trị thực tế mang lại không như kỳ vọng của nhiều người.
Loa thông minh Google Home là một thiết bị tự động hóa hữu ích cho ngôi nhà của bạn. Nó giúp bạn tận hưởng một cuộc sống tiện nghi, hiện đại hơn với nhiều tiện ích. Tuy với mức giá không rẻ nhưng là một thiết bị thông minh đáng để bạn cân nhắc sắm cho ngôi nhà của mình.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét